Hằng ngày mình nhận được rất nhiều email và trong đó thì cũng có một vài email với nội dung là em rất thích thiết kế web, vậy em phải học cái gì? Học theo trình tự như thế nào? Và em phải dùng phần mềm gì để lập trình? Vâng, đây là một trong những câu hỏi khá phổ biến đối với các bạn vừa gia nhập vào đội ngũ thích làm web.

#EM RẤT THÍCH LÀM WEB

Học thiết kế hoặc lập trình web hay được gọi nôm na là học làm web. Quá trình học làm web thì phải nói là gian khổ, không phải 1 – 2 ngày là có thể làm dc 1 website đẹp “lung linh – lấp lánh – lập lòe” được đâu, mà nó đòi hỏi phải có thời gian, đó là một khoảng thời gian tương đối dài để bạn rèn luyện, học tập, trao dồi thêm các kĩ năng. Do đó, việc yêu thích làm web sẽ giúp cho bạn có thêm quyết tâm, và chính quyết tâm sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều động lực trong quá trình học.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên học một cách “cháy máy”, mà hãy bình tỉnh và thông thả. Khi nào bạn cảm thấy thật sự mệt mỏi, hãy quên nó đi một thời gian, điều đó sẽ tốt cho bạn hơn là cố gắng gượng ép nó vào đầu, sẽ gây tắc động tiêu cực đấy.

#CHÚNG TA HỌC CÁI GÌ?

Trước tiên bạn hãy trả lời cho mình câu hỏi như sau: “Bạn muốn trở thành gì? Lập trình web hay thiết kế web, hay là cả hai?”. Tại sao lại có câu hỏi như vậy thì chúng ta sẽ phân tích công việc của các mãng trên nhé.

+ LẬP TRÌNH WEB

Lập trình web thì đòi hỏi bạn cần phải dành nhiều thời gian để học tập các ngôn ngữ căn bản dành cho thiết kế web tĩnh : HTML, CSS, Jquery, Javascript và các ngôn ngữ website động như PHP & MySQL, ASP & SQL, … Ngoài ra bạn còn phải tìm hiểu thêm về các CMS (mã nguồn mở) như WordPress, Joomla, Drupal…. Và tất nhiên, nâng cao hơn nữa thì bạn còn phải biết và làm việc được trên các Framework như: Codelgniter, Zend, Yii,…. Tất nhiên chúng ta ko học hết các CMS và Framework, mà chỉ chọn ra một cái để tìm hiểu chuyên sâu thôi, còn lại thì chỉ cần biết sơ qua là được.

Và tất nhiên, khi bạn đi phỏng vấn ở các công ty tuyển lập trình viên website thì họ sẽ không chỉ hỏi bạn ở các kiến thức chuyên môn không đâu, mà họ còn hỏi bạn có biết xài photoshop không? Vì bạn thường xuyên phải làm công việc chuyển từ PSD > HTML&CSS. Do đó, bạn phải biết photoshop là điều tất yếu.

Bạn cũng không phải chỉ dừng lại ở những kiến thức đã học không. Mà phải liên tục cập nhật kiến thức mới. Ví dụ: sắp tới thì HTML5 & CSS3 sẽ dần trở nên phổ biến hoặc Jquery, WordPress, Joomla luôn cập nhật các bản sửa lỗi mới. Và nhà cung cấp trình duyệt cũng thường xuyên nâng cấp trình duyệt của họ, điều đó cũng dẫn tới việc code đang chạy ở phiên bản cũ sẽ mắc lỗi và bạn phải cập nhật.

+ THIẾT KẾ WEB

Đây là một cái nghệ mà con đường đi khá chông gai, không phải chăm chỉ mà được, bạn còn đòi hỏi phải có được cái đầu thiên phú nữa (khác người xíu). Mình nói vậy không phải để làm nản lòng các bạn mà mình muốn các bạn hiểu một điều, chúng ta phải cố gắng hết mình, thì sẽ đạt được thành công.

Vì ngày nay, các công ty hầu như họ đều muốn mang một phong cách riêng để định vị thương hiệu của mình. Và ngay cả website của họ thì họ cũng mong muốn có điều đó, phải thật đặc biệt, không giống bất kì website nào khác, phải có phong cách riêng. Và bản thân là một webdesigner thì bạn phải làm được điều đó.
Vậy, mình làm việc đó như thế nào nhỉ? Điều đâu tiên đó là phải có ý tưởng đã, sau đó chúng ta phải biết dùng các công cụ đồ họa như Photoshop, illustrator, corel, ….. Không chỉ dừng lại ở biết không đâu, mà bạn phải hiểu thật chuyên sâu và tường tận nó, chỉ có như thế thì bạn mới họa được cái ý tưởng “lạ” ở trong đầu của mình ra.

Và điều tất nhiên là bạn cũng phải biết lập trình nữa chứ. Vì khi bạn thiết kế 1 website thì bạn cũng phải tính toán xem liệu thiết kế của mình có thể dể dàng chuyển thành HTML&CSS hay là phải làm khó anh lập trình web. Đôi khi, thì chính bạn cũng sẽ là người phải thực hiện việc chuyển từ PSD > HTML&CSS nữa ấy chứ. Khi đã là một webdesigner thì bạn luôn nghĩ ra những hiệu ứng độc đáo cho website của mình, và để làm được điều đó thì bạn phải biết đến Jquery, để bạn biết rằng, cái hiệu ứng gì Jquery có thể làm được và không thể làm được.

#QUÁ TRÌNH TỰ HỌC NHƯ THẾ NÀO?

Điều này thì đơn giản thôi, nếu bạn đã xác định được mình sẽ đi theo lĩnh vực nào? Thì việc còn lại là tiến hành tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu thôi.

null

Điều bắt buộc là bạn phải học từ căn bản đi lên nâng cao và chuyên sâu, vì kiến thức của con người cũng một cái cây và vì vậy nên cái cây phải có gốc chắc chắn thì ngọn mới đứng vững và chịu được gió to. Nếu bạn cứ nhầm nâng cao mà đâm đầu vào thì chắc chắn sẽ phải “chảy máu mũi” thôi. Và cái nghiêm trọng nhất chính là bị “lổ hổng kiến thức”. Lổ hổng kiến thức sẽ làm cho bạn mắc phải lỗi lớn nhất là chỉ có thể làm được những gì đã được hướng dẫn qua, không thể hoặc khó khăn trong việc tự phát triển được cái mới cho mình.

Học ở đâu nhỉ? À, câu hỏi gây cấn đây, nếu bạn quyết tâm thì hãy đến các trung tâm, các bạn sẽ được học theo trình tự hợp lý, và rất tốt cho não. Hiện tại thì ở Tp.HCM có các trung tâm đào tạo về lập trình và thiết kế web khá uy tính như TTTH của ĐH Khoa học Tự nhiên, hay nếu có điều kiện một xíu thì NIIT hay Aptech. Học ở trung tâm thì chúng ta sẽ có thêm bằng cấp, hổ trợ cho sau này.
Nếu muốn tìm tòi học hỏi thì càng đơn giản hơn, chỉ cần có một cái máy tính có nối mạng là ổn rồi, các bạn có thể vào izwebz và học thôi, ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm bài viết “Nguồn của tôi” nữa để biết thêm.

Các bài viết trên izwebz đều là các bài viết căn bản, các bạn có thể xem các bài viết theo các chuyên mục ở menu phía trên hay là các bạn có thể xem ở link Video series này. Tuy nhiên, quá trình tự học của chúng ta thì cụ thể như vậy nhé HTML+CSS + Photoshop > Jquery (nếu cần) > PHP > WordPress. Đó là đối với các bạn đang tự học tại gia, còn nếu đi trung tâm thì đã có giáo trình riêng và các bài giảng ở izwebz chỉ mang tính chất tham khảo và bổ trợ.

#CÔNG CỤ NÀO TỐT NHẤT

Hiện tai trên thị trường có rất nhiều phầm mềm hổ trợ chúng ta trong việc thiết kế và lập trình web (tham khảo Top 10 trình soạn thảo code), miễn phí cũng có mà có phí thì cũng đầy? Vậy chọn cái nào để làm bây giờ ?
Bạn phải hiểu rằng, không có phần mềm nào gọi là tốt nhất cho tất cả, mà phần mềm tốt nhất chính là phần mềm mà chúng ta quen sử dụng, và nó dể dàng giúp đở chúng ta trong các thao tác và phím tắt. Khi bạn xem video tutorial của anh DW, CS hay của tớ hoặc bất kì thành viên nào của izwebz thì bạn sẽ thấy rằng, mỗi người thích một editor khác nhau, nguyên nhân là vì nó phù hợp với họ.
Và tất nhiên, nếu bạn là người mới thì hãy trải nghiệm đi, bạn sẽ tìm ra phần mềm nào phù hợp với mình nhất và hãy tìm hiểu về nó kĩ hơn.
Đối với dân webdesigner thì photoshop, illustrator hoặc corel là những phần mềm mà nhà tuyển dụng yêu cầu là bắt buộc phải có.

#TỔNG KẾT

Chúng ta có thể thấy rằng, để làm được một website thì phải trải qua nhiều giai đoạn “Ý tưởng > phát thảo ý tưởng > thiết kế ý tưởng bằng PTS > chuyển từ PTS sang web tĩnh > Chuyển từ web tĩnh sang web động”. Mỗi giao đoạn nó điều đòi hỏi chúng ta phải có kiến thức nhất định về nó thì mới có thể làm tốt được. Do đó, nghề làm web không đơn giản như chúng ta tưởng, đây có thể coi là một môn nghệ thuật rèn luyện tính kiên nhẫn.

Chúc các bạn thành công và hi vọng bài này sẽ có thể định hướng được cho các bạn trong tương lai. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ izwebz.art@gmail.com (Minh Mẫn).